Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh, người tiêu dùng phản ánh tới báo chí về chất lượng sữa và sự hoài nghi về nguồn gốc xuất sứ của một số nhãn hiệu sữa bột cho trẻ đang được bày bán trên thị trường tỉnh Bắc Giang và huyện giáp ranh- Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Ba nhãn hiệu sữa dinh dưỡng: JIJOMILK, Babynice, Goong milk …đã và đang được phân phối số lượng lớn thông qua một chuỗi cửa hàng “có số má” ở các địa phương của tỉnh Bắc Giang và huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Tại một cửa hàng ở TT Nham Biền (Yên Dũng- Bắc Giang) thuộc chuỗi Kxxxx baby , sửa bột Babynice được bán lẻ đến tay người tiêu dùng với giá 530 nghìn đồng
Chưa biết “bổ- béo” như thế nào, nhưng bằng quan sát trực quan đã thấy hình thức bất ổn bên ngoài vỏ của 3 loại sữa: Goong milk, Babynice và JIJOMILK (từ trên xuống). Bởi lẽ, chữ và hình khối in ấn không sắc nét- nhòe nhoẹt và “xuất hiện” nhiều dòng chữ tiếng Việt sai chính tả .
Trên vỏ hộp sữa niêm yết: “Sản Xuất tại: CÔNG TY CP DINH DƯỠNG MIỀN BẮC HASOVI- Địa chỉ: Km5, K9, Thôn 8, Xã Ba Trại, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội”
Không hiểu tại sao, liên quan đến các nhãn sửa trên, mặc dù PV Môi trường và Đô thị Việt Nam nhiều lần liên hệ, đặt lịch đề nghị phối hợp cung cấp thông tin tại chuỗi cửa hàng Shop Khang Baby (đang phân phối các nhãn hiệu sữa nói trên) bằng giấy giới thiệu số 04/GGT-TC-AN ngày 04/01/2024 theo quy định của Luật Báo chí thì đều nhận được những cái “lắc đầu” từ doanh nghiệp này.
Ảnh chụp một cửa hàng kinh doanh bỉm sữa treo biển Shop Khang Baby tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tháng 3/2024. Cửa hàng này trưng bày các biển quảng cáo lấn chiếm hầu hết vỉa hè dành cho người đi bộ, gây mất mỹ quan đô thị.
Thâm nhập theo địa chỉ in trên vỏ hộp sửa, nhóm PV chúng tôi tìm đến nơi sản xuất các nhãn hiệu sữa kể trên, nằm gần tỉnh lộ- tại thôn 8, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. (Gọi tắt là Công ty Hasovi)
Từ thực tế ngoại thất cho thấy, đây chỉ là một nhà xưởng cũ nát – tồi tàn. Nóc được lợp bằng mái pro xi măng.
Trái ngược hoàn toàn với sự tư vấn của nhân viên bán hàng tại hai cửa hàng ở xã An Hà- huyện Lạng Giang và thị trấn Nham Biền- huyện Yên Dũng khi PV MTĐT nhập vai khách mua hai sản phẩm Goong milk và Babynice (lần lượt với giá 430.000đ và 450.000đ.)
“Sữa này của chuỗi cửa hàng chúng em được sản xuất bằng nhà máy hiện đại, nguyên liệu thì được nhập khẩu từ NewZealand”, Một nữ nhân viên tại cửa hàng ở phố Bằng, xã An Hà, Lạng Giang tư vấn.
Bề ngoài, xưởng “sản xuất” sữa có nguyên liệu nhập khẩu từ châu Úc này chẳng khác nào một nhà kho bỏ hoang từ thờ bao cấp, nhếch nhác và bụi bặm vì bên ngoài liên tục có máy múc, xe tải hoạt động thi công công trình.
Phía sau cái được gọi là “nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn để sản xuất” ra những nhãn sữa: Goong milk, Babynice và JIJOMILK đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Được xây dựng bằng cay (gạch không nung), bên trên lợp mái tôn và mái pro xi măng.
Bên trái là một góc “nhà máy sản xuất” và Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Chi Cục trưởng Đặng Thanh Phong cấp cho ông Ngô Thanh Toán- Chủ của Công ty CP dinh dưỡng miền Bắc Hasovi (tại km5, k9, thôn 8, xã Ba Trại, huyện Ba Vì).
Sự thật về “nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn” của Công ty Hasovi được PV thông tin, đặt lịch làm việc trực tiếp với ông X (Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Va Bì).
Tuy nhiên, từ đó đến nay, báo chí chưa hề nhận được thông tin gì về: Mục đích sử dụng đất của “nhà máy sữa” Hasovi; Giấy phép xây dựng; Giấy chứng nhận Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy- Nghiệm thu PCCC; Căn cứ nào cấp Giấu chứng nhận an toàn thực phẩm; Đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường.
Trong ảnh, một tổ công tác của lực lượng công an địa phương đến kiểm tra nhà xưởng Hasovi ngày 12/12/2023.
Hình ảnh được cắt từ video clip do CTV quay biên trong nhà xưởng của Cty Hasovi. Trần của “nhà máy” được ốp bằng tôn kim loại, tường được ngụy trang bằng xốp-nhựa (miếng xốp ghép dán tường). Bên trái là kho chứa vỏ thùng bằng bìa cắt- tông, bên phải là khu vực chứa các loại vỏ sữa, trong đó có nhãn hiệu Babynice (màu xanh, thứ ba từ phải sang).
Bản chất, nhà máy “sản xuất” sữa bột của của Công ty Hasovi chỉ là nhà xưởng đóng gói thủ công- gia công các nhãn sữa đã làm được làm “thủ tục”, đã công bố bởi các ngành chức năng (P/V)
Bên trong chứa nhiều chất dễ cháy, tiềm ẩn nguy cơ cháy, ngạt. Tuy nhiên, bằng nhiều clip do CTV “xộ khám” bên trong nhà xưởng “kín như bưng” này chúng tôi không hề thấy: Hệ thống bình chữa cháy ban đầu; Hệ thống hộp họng vách tường (lăng vòi); Hệ thống báo cháy tự động; Hệ thống chữa cháy tự động (đầu phun- spiner) và thậm chí không thấy cả hệ thống đèn exit chỉ dẫn thoát nạn, sự cố…theo luật định.
Mà chỉ có bản photocopy đen trắng: Giấy chứng nhận huấn luyện nghệp vụ PCCC- CNCH (ảnh trái) và phương án chữa cháy của cơ sở do đại diện doanh nghiệp gửi qua đường thư điện tử cho PV thực hiện chuyên đề.
Bên ngoài Phòng máy trộn “xưởng sản xuất sữa bột” của Công ty Hasovi
Ảnh trên, bên phải là máy trộn sữa bột của Công ty Hasovi và sữa đã pha trộn- “sản xuất” thành công chờ mang đi tiêu thụ? (P/V)
Từ “nhà máy hiện đại” của Công ty Hasovi, hàng ngàn hộp sữa được phân phối ở nhiều tỉnh thành, trong đó nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang. Ai là người biết được bên trong các hộp sữa này có những chất gì, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, có đáng đồng tiền bát gạo mà các bậc cha mẹ tin tưởng gửi gắm vào các cửa hàng- nhà phân phối, nhà sản xuất này ?!
Minh Sơn