Mỗi học sinh-phụ huynh hãy là người tiêu dùng thông thái, tự lựa chọn nước uống đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh tật bệnh về lâu dài, vì có cầu mới cung.
Theo tìm hiểu của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam (PV MTĐT), toàn thành phố Bắc Giang hiện có 16 phường, xã với 54 trường học (trong đó có 49 trường công lập, 05 trường tư thục)với hơn 13,3 ngàn trẻ mầm non, hơn 14 ngàn học sinh tiểu học và khoảng 12,3 ngàn học sinh trung học cơ sở (THCS) . Trong ảnh, các cháu học sinh Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên, phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang trong một giờ ngoại khóa (tháng 9/2023)
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mỗi ngày một cháu học sinh nên uống từ hơn 1 lít nước. Vì vậy, lượng nước uống đóng bình cho học sinh 3 cấp ở TP Bắc Giang là rất lớn, có thể lên đến hàng triệu khối. Ảnh chụp một học sinh Tiểu học Ngô Sỹ Liên (TP Bắc Giang) đang lấy nước tinh khiết của nhà trường.
Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) làm một trong các trường luôn được Ban giám hiệu chăm lo cảnh quan, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm (ATTP)
Ảnh trên, Giám đốc Sở GDĐT Bắc Giang Tạ Việt Hùng (thứ ba từ phải sang) cùng đoàn công tác đến thăm và kiểm tra bếp ăn bán trú và vệ sinh ATTP để chuẩn bị đón năm học mới (2023-2024) tại Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn – TPBG ngày 31/8/2023.
Ảnh dưới, cô và trò Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn đang sử dụng nước uống tinh khiết đóng bình đặt tại mỗi phòng học.
Mục sở thị cơ sở sản xuất nước uống đóng bình đủ điều kiện VSATTP và đang được cung cấp cho trường Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn và Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên, TP Bắc Giang.
Bên trong nhà máy sản xuất nước uống tinh khiết, nước i-on kiềm hiện đại và đảm bảo các điều kiện VSATTP tại phường Xương Giang, TP Bắc Giang.
Một em học sinh lớp 7 Trường THCS Tân Tiến, TPBG đang lấy nước uống đóng bình mang nhãn hiệu Thái Sơn.
Thị sát cơ sở sản xuất “nước uống tinh khiết Thái Sơn” ở trong Chi nhánh Chế biến lương thực và thức ăn chăn nuôi (Công ty Lương thực Hà Bắc- Đường Tân Ninh, phường Trần Phú, TP Bắc Giang) nhóm PV MTĐT ghi nhận thấy các nhân viên cơ sở không được trang bị bảo hộ lao động đúng quy định, đây là nguy cơ ô nhiễm thực phẩm- là tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất nước uống.
Bằng trực quan đã có thể thấy, Cơ sở SX nước uống tinh khiết Thái Sơn không đảm bảo các điều kiện VS ATTP.
Khoản 1, điểm Điều 20, Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường…
Thế nhưng, không hiểu Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Tiến và lãnh đạo Phòng GDĐT TP Bắc Giang có phối hợp với cơ quan hữu quan để tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở như thế này mà vẫn để cơ sở cung cấp nước uống này này len lỏi vào các lớp, các trường học trên địa bàn thành phố.
Một điều lạ ở Trường THCS Tân Tiến, trong máy bán hàng tự động của một doanh nghiệp liên kết với nhà trường thì gần như không có nước khoáng, nước tinh khiết mà thay vào đó là nước ngọt có ga, đồ uống có đường và thậm chí có rất nhiều loại thực phẩm chỉ in tiếng nước ngoài (Trung Quốc)
Trong xưởng sản xuất nước thủ công treo biển hiệu “Công ty TNHH rượu, nước giải khát Haba” ở phía sau Trường Mần non Trần Nguyễn Hãn. Bằng mắt thường, ai cũng có thể thấy việc sản xuất nước ở đây không đảm bảo VS ATTP.
Trong xưởng sản xuất nước này, mọi công đoạn đều làm thủ công và không đảm bảo các yêu cầu về ATTP và VSMT.
Một lãnh đạo Trường Mần non Trần Nguyễn Hãn còn cho PV MTĐT biết, người quản lý xưởng nước sang nhà trường đặt vấn đề cho “khoan nhờ” giếng vì giếng khoan của công ty không đủ trữ lượng để cung cấp ra thị trường. Xe téc 98K-5163 của xưởng nước này đi “vay nước” từ khu vực lân cận để sản xuất. Theo quy định, vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm điều kiện: Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch (Khoản 1, Điều 21, Luật An toàn thực phẩm 2010)
Một phụ huynh học sinh sau khi uống nước đóng bình in nhãn Trường Sinh thấy nghi ngờ chất lượng đã mang đến kiểm nghiệm thử tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang và có kết quả “giật mình”. Ngày 08/11/2023, trong buổi trao đổi với tiến sỹ, bác sĩ Dương Thị Hiển- Trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm CDC Bắc Giang cho biết: Coliforms là chỉ điểm vệ sinh không đảm bảo, còn E.coli có trong đường tiêu hóa của người và động vật. Một trong năm tiêu chí trên mà không đạt thì chắc chắn không đạt yêu cầu về VSATTP, tiến sỹ Dương Thị Hiển cho biết thêm.
Các em học sinh Trường TH Nam Hồng đang vào xin đổi bình nước mang nhãn “Ngọc Sen”
Nhóm PV MTĐT đã ghé thăm nơi sản xuất nước uống tinh khiết Ngọc Sen- Hoàng Lan ở xã Thái Đào, huyện Lạng Giang và hoàn toàn bất ngờ giữa quảng cáo: “công nghệ hiện đại của Mỹ” với thực tế.
Bảng thu tiền nước theo tháng ở một trường tiểu trên địa bàn Bắc Giang. Danh sách do phụ huynh học sinh cung cấp.
Chẳng hiểu lý do gì, khi PV MTĐT liên hệ công tác, đề nghị cung cấp thông tin về ATVSTP ở các trường học trên địa bàn TP Bắc Giang thì các hiệu trưởng đều “bật chế độ im lặng”. Thậm chí, ông Thọ- Hiệu trưởng Trường THCS Dĩnh Kế, TPBG còn trả lời qua điện thoại: Tôi không được quyền phát ngôn, tôi phải xin phép Trưởng phòng GDĐT.
Trưởng phòng GDĐT TP Bắc Giang Đỗ Văn Quý (thứ hai từ phải sang) né tránh mọi câu trả lời từ khi PV MTĐT đặt lịch làm việc (đầu tháng 8/2023)
“Không gian sạch” ở xưởng sản xuất nước uống cung cấp cho Trường Tiểu học Dĩnh Kế, TPBG- Nước uống mang nhãn Vsesame, ở thôn Bình An, xã Tiền Phong, Yên Dũng (Bắc Giang)
Về vấn đề nước sạch, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Thể- Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bắc Giang cho biết: Các doanh nghiệp sản xuất nước thì do Chi cục ATTP quản lý- hậu kiểm, còn các hộ sản xuất cá thể thì do UBND TP Bắc Giang cấp phép và quản lý. Các đơn vị tự công bố và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm thực phẩm của mình. Ảnh trên, CBCS Phòng CS kinh tế (môi trường) CA tỉnh Bắc Giang đang phối hợp kiểm tra việc thực hiện ATVSTP tại một trường mầm non trên địa bàn TPBG năm 2023
Nước uống đóng bình cho các em học sinh và thày cô trong trường học sử dụng có đảm bảo vệ sinh, ATTP hay không còn phụ thuộc cả một chuỗi quá trình gồm: Nguồn nước; Xử lý; Đóng gói; Bảo quản; Vận chuyển và sử dụng. Nếu bất kỳ một khâu nào không đảm bảo đó là nguồn ô nhiễm.
Cho nên, mỗi học sinh-phụ huynh hãy là người tiêu dùng thông thái, tự lựa chọn sản phẩm thực phẩm an toàn để tránh tật bệnh về lâu dài, vì có cầu mới cung. (P/V)
Theo Đặng Nam- Minh Sơn/Môi trường và Đô thị Việt Nam (link )